Thực trạng thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay đã chỉ ra các điểm hạn chế còn tồn đọng như: tình trạng “lệch pha cung - cầu” bất động sản; môi trường đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản vẫn chưa thực sự minh bạch, công bằng, lành mạnh; giá giao dịch bất động sản trong các năm 2020 - 2021 tăng mạnh. Vậy có bao nhiêu giải pháp đưa thị trường bất động sản trở lại ổn định?

Thực trạng thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay đã chỉ ra các điểm hạn chế còn tồn đọng như: tình trạng “lệch pha cung - cầu” bất động sản; môi trường đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản vẫn chưa thực sự minh bạch, công bằng, lành mạnh; giá giao dịch bất động sản trong các năm 2020 - 2021 tăng mạnh. Vậy có bao nhiêu giải pháp đưa thị trường bất động sản trở lại ổn định?

Giải pháp đưa thị trường bất động sản trở lại ổn định

Giải pháp đưa thị trường bất động sản trở lại ổn định

I. Vì sao thị trường bất động sản bị mất ổn định?

Thị trường bất động sản có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, thực tế thì trong thời gian qua sự phát triển của lĩnh vực bất động sản cũng bộc lộ khá nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập, vẫn chưa thực sự bền vững, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, như: cơ cấu hàng hóa bất động sản chưa hợp lý, giá sản phẩm bất động sản nhất là giá nhà ở còn khá cao so với thu nhập của người dân, cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường bất động sản chưa đồng bộ, đầy đủ, thiếu tin cậy, thiếu minh bạch...

Trong bối cảnh đó, chính phủ cũng đã có nhiều chỉ đạo nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, giúp cho nền kinh tế dần phục hồi, đạt mức tăng trưởng tương đối cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặc dù vậy vẫn còn rất nhiều tồn tại cần tập trung tháo dỡ để thị trường bất động sản phát triển ổn định hơn.

Giải pháp đưa thị trường bất động sản trở lại ổn định

Chính phủ cũng đã có nhiều chỉ đạo nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

II. Thực trạng tình hình bất động sản hiện nay

Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP trong 6 tháng cuối năm 2022 của Việt Nam đã tăng 6,42%, cao hơn 0,68% so với cùng kỳ các năm trước. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, trong sự tăng trưởng chung có đóng góp rất quan trọng của lĩnh vực bất động sản. Lĩnh vực này cũng đã góp phần thu hút các nguồn lực để phát triển hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, tạo ra các tài sản cố định lớn cho nền kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội về nhà ở; thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu lao động, kinh tế; đồng thời góp phần quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đô thị, du lịch… (Tổng cục Thống kê, 2022).

Cùng với đó, thị trường vốn dành cho lĩnh vực bất động sản tiếp tục phát triển, thu hút, sử dụng một tỷ lệ lớn trong tổng lượng vốn đầu tư từ các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, thị trường chứng khoán… Báo cáo 6 tháng vào cuối năm 2022 của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, dư nợ tín dụng bất động sản là 2,58 triệu tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 24,27 chiếm tỷ trọng lớn 21,2% tổng dư nợ đối với nền kinh tế cao nhất trong 5 năm qua.

Giải pháp đưa thị trường bất động sản trở lại ổn định

Thị trường vốn dành cho lĩnh vực bất động sản tiếp tục phát triển, thu hút

Phân khúc thị trường bất động sản cao cấp hiện nay như các dự án bất động sản nghỉ dưỡng mặt biển đang có xu hướng dư cung và nhiều dự án có nguy cơ bị thiếu vốn để có thể tiếp tục hoàn thiện. Nguyên nhân chính là do chủ doanh nghiệp chủ yếu dùng số vốn chủ sở hữu để lo các thủ tục chuẩn bị đầu tư, còn lại đến giai đoạn triển khai dự án thì phải huy động được vốn từ việc bán sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay, các dự án phân khúc bất động sản cao cấp hàng tồn kho còn nhiều bởi giá đã bị thổi lên quá cao, vượt quá khả năng thu nhập của đa số người dân. Đây là hệ quả sau nhiều năm để tình trạng “phân lô bán nền” tràn lan, “sốt ảo” giá đất tại nhiều địa phương…

III. Giải pháp đưa thị trường bất động sản trở lại ổn định

Trước thực trạng hiện nay của thị trường bất động sản tại Việt Nam, nhiều chuyên gia đề xuất một số giải pháp nhằm đưa thị trường bất động sản phát triển ổn định trong thời gian tới.

- Thứ nhất: Rà soát các quy định của pháp luật để giải quyết các vấn đề trước mắt cũng như lâu dài theo hướng xây dựng công cụ chính sách lành mạnh, phù hợp, hiệu quả để bảo đảm cho việc liên thông, an toàn, chắc chắn giữa các thị trường vốn với thị trường bất động sản, đa dạng hóa nguồn vốn cho thị trường bất động sản; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các cấp, nghiên cứu kỹ lưỡng, đề xuất thí điểm cơ chế chính sách tạo động lực, xung lực mới cho phát triển thị trường.

- Thứ hai: Kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn, thận trọng, chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, tập trung bảo đảm hiệu quả, quản lý chặt chẽ giá cả, thị trường; không điều hành chính sách "giật cục", không chuyển trạng thái đột ngột từ "nới lỏng" sang kiểm soát chặt chẽ, hoặc ngược lại. Xác định các phân khúc thị trường, các nhu cầu, như bất động sản công nghiệp, nhà ở công nhân, nhà thu nhập thấp để có chính sách phù hợp thúc đẩy thị trường, tập trung cho an sinh xã hội, tạo cơ hội cho người thu nhập thấp, "không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần". Phát triển hạ tầng chiến lược để tạo không gian phát triển mới, động lực phát triển mới, thúc đẩy hình thành các công nghiệp, dịch vụ, khu đô thị mới.

Giải pháp đưa thị trường bất động sản trở lại ổn định

Phát triển hạ tầng chiến lược để tạo không gian phát triển mới, động lực phát triển mới

- Thứ ba: Hoàn thiện và thực hiện công khai hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản để làm lành mạnh, minh bạch thị trường. Theo dõi sát tình hình, diễn biến thị trường bất động sản để kịp thời có biện pháp bình ổn, lành mạnh thị trường khi cần thiết. Kiểm tra, rà soát các dự án nhà ở, kinh doanh bất động sản để làm minh bạch thị trường và kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong thủ tục đầu tư, đất đai, quy hoạch, xây dựng. Tăng cường kiểm soát hoạt động các sàn giao dịch bất động sản, các hoạt động môi giới bất động sản để kịp thời chấn chỉnh những hoạt động sai trái, thổi giá làm “nhũng nhiễu” thị trường… Bên cạnh đó, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh bất động sản; xử lý các hành vi đưa thông tin không chính xác, gây nhiễu loạn, tác động tiêu cực đến hoạt động thị trường tài chính, tín dụng, bất động sản.

- Thứ tư: Công khai, minh bạch thông tin quy hoạch xây dựng. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thực hiện công khai, minh bạch thông tin quy hoạch xây dựng, danh mục, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập, thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính tại địa phương, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.

Nếu như bạn có nhu cầu được tư vấn thêm về dịch vụ đầu tư bất động sản thì hãy liên hệ ngay cho Nhà Đất Dona, chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm: Bất động sản gặp khó khăn vì rào cản pháp lý

Liên hệ: 

Công ty Cổ phần Nhà Đất DONA

- Địa chỉ: A37, Đường Hùng Vương, Khu Phố 3, Thị trấn Trảng Bom, Trảng Bom, Đồng Nai

- Mail: nhadatdona@gmail.com

- Hotline: 0922 99 1818

 


Từ khóa: giải pháp đưa thị trường bất động sản trở lại ổn định