Có mấy loại hình đầu tư bất động sản? Nên đầu tư vào loại hình BĐS nào? Ưu và nhược điểm của các loại hình đầu tư bất động sản? Bài viết sẽ như là một góc phân tích nên đầu tư vào loại hình BĐS nào đến quý độc giả.

 

Trong thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay, có các xu hướng đầu tư đều xoay quanh 8 loại hình đầu tư bất động sản bao gồm: Căn hộ chung cư, nhà phố, đất nền, bất động sản nghỉ dưỡng, hoa viên nghĩa trang, Shophouse và Officetel, phòng trọ cho thuê, nhà xưởng.  Vậy ưu và nhược điểm của các loại hình đầu tư bất động sản là gì? Cùng chúng mình tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Ưu và nhược điểm của các loại hình đầu tư bất động sản phần 1

Ưu và nhược điểm của các loại hình đầu tư bất động sản

I. Phân tích ưu và nhược điểm của các loại hình đầu tư bất động sản

1. Căn hộ chung cư:

Trong thời buổi nguồn cung về đất khan hiếm thì căn hộ chung cư ngày càng hot bởi các chủ đầu tư không phải tốn quá nhiều diện tích đất nhưng vẫn có thể cung cấp một lượng lớn nhà ở cho khách hàng. Chính vì thế, đầu tư vào loại hình căn hộ chung cư đang trở thành xu hướng đầu tư bất động sản của các nhà đầu tư.

Ưu và nhược điểm của các loại hình đầu tư bất động sản phần 1

Đầu tư vào loại hình căn hộ chung cư đang trở thành xu hướng đầu tư bất động sản của các nhà đầu tư

- Ưu điểm: 

+ Phương thức thanh toán linh hoạt: thông thường thì các chủ đầu tư sẽ có các chính sách hỗ trợ khách hàng về thời hạn thanh toán. Ngoài ra đây là loại hình bất động sản duy nhất có thể hỗ trợ trả góp nhiều đợt, hoặc liên kết với các ngân hàng hỗ trợ cho vay với lãi suất hấp dẫn.
+ Nhu cầu nhà ở tăng cao: dân số tại các thành phố lớn ngày càng tăng qua các năm, cùng với đó là thu nhập bình quân người dân ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu về một nơi sống có đầy đủ tiện nghi là điều tất nhiên. Các nhà đầu tư có thể mua về và đầu tư vào hình thức cho thuê.
+Tính thanh khoản tốt: Đầu tư căn hộ chung cư có thể sinh lợi nhanh chóng bằng hình thức đầu tư ” lướt sóng”. Nếu cho thuê đối với đầu tư căn hộ dạng thứ cấp, khả năng sinh lợi sẽ đều đặn và ổn định hàng tháng.

- Nhược điểm:

+ Nhiều dự án căn hộ chung cư bị “thổi phồng” giá trị quá mức so với giá bán thực tế.
+ Chu kỳ giá tăng nhẹ, ít có biến động tăng vọt.
+ Nhà đầu tư cần mất khá nhiều thời gian để tìm hiểu thị trường.

2. Nhà phố: 

Đây là loại hình đầu tư bất động sản nhà phố cũng là một loại hình nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư. Một phần do số lượng của loại hình này khá khan hiếm và phần khác là do nhiệt độ của loại hình đầu tư bất động sản này luôn tăng. Hãy cùng phân tích qua ưu và nhược điểm của loại hình đầu tư bđs này nhé!

Ưu và nhược điểm của các loại hình đầu tư bất động sản phần 1

Đây là loại hình đầu tư bất động sản nhà phố cũng là một loại hình nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư

- Ưu điểm:

+ Nhà phố vừa có thể sử dụng để ở, vừa có thể kinh doanh hoặc cho thuê mặt bằng kinh doanh. Như vậy, có thể thấy giá trị sử dụng của loại hình đầu tư bđs nhà phố khá cao.
+ Nhu cầu cao, đặc biệt là những khu vực có vị trí đẹp trong thành phố.
+ Thu nhập ổn định hàng tháng tốt hơn so với những loại hình khác vì nhu cầu tìm thuê nhà phố để mua bán kinh doanh luôn luôn có.
+ Tính pháp lý thường được đảm bảo rõ ràng và đầy đủ hơn so với loại hình đầu tư bất động sản đất nền. 

- Nhược điểm:

+ Vốn đầu tư cao hơn rất nhiều: giá nhà phố thường cao hơn nhiều so với nhà trong hẻm bình thường. Đặc biệt, nhà phố tại những con đường lớn, vị trí đẹp thì giá càng cao.
+ Khó khăn trong việc làm giấy tờ tách sổ vì diện tích nhỏ
+ Tính thanh khoản không cao phụ thuộc vào biến động của thị trường bất động sản, khó điều chỉnh giá theo ý muốn.

3. Đất nền:

Tuy loại hình đầu tư đất nền đã có từ lâu nhưng vẫn không bao giờ giảm nhiệt trên thị trường bất động sản dù loại hình này ẩn chứa rủi ro cao nhất. Như đã trình bày ở trên, quỹ đất ngày càng hạn hẹp, đặc biệt là quỹ đất tại các thành phố lớn , để tìm mua được một miếng đất tại các thành phố lớn cũng rất khó nếu có thì hiện tại chỉ còn ở vùng ven thành phố. Để đầu tư vào loại hình này nhà đầu tư cần có nhiều kinh nghiệm đầu tư và con mắt nắm bắt thị trường tinh tường.

Ưu và nhược điểm của các loại hình đầu tư bất động sản phần 1

Để đầu tư vào loại hình này nhà đầu tư cần có nhiều kinh nghiệm đầu tư và con mắt nắm bắt thị trường tinh tường

- Ưu điểm:

+ Vốn cho loại hình đầu tư này ít, tiềm năng tăng giá khá cao
+ Lợi nhuận thu về vượt xa mức kỳ vọng
+ Thanh khoản tốt hơn nhà phố
+ Khả năng rớt giá thấp không chịu ảnh hưởng quá nhiều của chu kỳ tăng trưởng bđs
+ Nguồn cung khan hiếm, dễ dàng mua bán
+ Nếu đất nền có sổ đỏ, sẽ được ngân hàng thẩm định giá cho vay từ 50 – 60%, thậm chí ở mức cao nhất đạt tới 70%. 

- Nhược điểm:

+ Do quá hot nên các công ty môi giới hay lợi dụng các dự án ma để lừa đảo.
+ Tính pháp lý ở một số khu vực đất nền vẫn chưa rõ ràng khiến cho các nhà đầu tư dễ gặp rủi ro khi đầu tư.
+ Đất nền có vị trí càng đẹp, khả năng thanh khoản cao thì giá càng mắc, mất nhiều vốn đầu tư. Ngược lại, nếu không có vị trí đẹp thì thường khó bán, phải “chôn” vốn lâu.
+ Đất nền chỉ thật sự tăng trưởng nếu nằm trong khu vực phát triển đô thị, hạ tầng giao thông đồng bộ, kinh tế vùng phát triển, quy hoạch bài bản.

4. Bất động sản nghỉ dưỡng:

Mặc dù loại hình đầu tư bất động sản này chỉ mới được chú ý trong thời gian gần đây nhưng vẫn luôn là con át chủ bài cho các nhà đầu tư ưa thích “chậm mà chắc”. Bởi lẽ ngành du lịch nước ta hiện nay là ngành kinh tế trọng điểm, ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tỷ trọng các ngành trong nước. Chính vì vậy, kéo theo sự phát triển của loại hình đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng với mục đích đáp ứng nhu cầu cư trú và nghỉ dưỡng cho du khách.

Ưu và nhược điểm của các loại hình đầu tư bất động sản phần 1

Kéo theo sự phát triển của loại hình đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng với mục đích đáp ứng nhu cầu cư trú và nghỉ dưỡng cho du khách

- Ưu điểm:

+ Đa dạng công dụng: Bất động sản nghỉ dưỡng vừa có thể dùng để ở, vừa có thể dùng để kinh doanh sinh lời theo hình thức tự kinh doanh hoặc cho một bên khác thuê kinh doanh.
+ Loại hình đầu tư này khá đặc thù so với những loại hình khác nên sở hữu nhiều tiềm năng mà các loại hình đầu tư bất động sản khác không có được.
+ Có sức hút mạnh mẽ trong giới đầu tư vì khả năng sinh lời kéo dài. Mức lợi nhuận cam kết của loại hình bất động sản này từ 8 – 14% kéo dài từ 8 – 10 năm.
+ Theo ghi nhận thì lượng khách du lịch càng ngày càng cao do sự phát triển của xã hội. Đồng thời số đường bay quốc tế được cải thiện tạo nguồn thu lớn cho loại hình đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng này. 

- Nhược điểm:

+ Lợi nhuận từ việc đầu tư vào loại hình này phụ thuộc vào biến động của thị trường du lịch.
+ Vốn đầu tư cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào địa điểm du lịch vì các bất động sản nghỉ dưỡng, nhất là những loại bất động sản có view biển hoặc ở ven biển thường có sẽ giá rất cao.
+ Bất động sản nghỉ dưỡng thường dễ vướng mắc nhiều khó khăn về pháp lý.

...

Vừa rồi là các phân tích về ưu và nhược điểm của các loại hình đầu tư bất động sản mà chúng mình vừa cung cấp trên đây, nếu như bạn có nhu cầu được giải đáp thêm các câu hỏi khác thì vui lòng liên hệ cho Nhà Đất Dona để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé!

Xem thêm: Các loại hình bất động sản nên đầu tư

Liên hệ: 

Công ty Cổ phần Nhà Đất DONA

- Địa chỉ: A37, Đường Hùng Vương, Khu Phố 3, Thị trấn Trảng Bom, Trảng Bom, Đồng Nai

- Mail: nhadatdona@gmail.com

- Hotline: 0922 99 1818

 


Từ khóa: ưu và nhược điểm của các loại hình đầu tư bất động sản phần 1